Chư hầu của Mông Cổ Lịch_sử_Nga

Cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ

Hãn Bạt Đô cướp phá Suzdal tháng 2 năm 1238: một bức tiểu hoạ trong biên niên sử thế kỷ 16

Là một phần của Mông Cổ xâm lược Châu Âu, Đế chế Mông Cổ đã xâm chiếm Rus Kiev vào thế kỷ XIII, phá hủy nhiều thành phố, bao gồm Ryazan, Kolomna, Moskva, VladimirKiev.[46][47]

Chiến dịch được báo trước bởi trận sông Kalka vào tháng 5 năm 1223, dẫn tới chiến thắng của Mông Cổ đối với một số lực lượng của quốc gia của Rus'. Mông Cổ sau đó rút lui. Cuộc xâm lược toàn diện vào Rus do Batu Khan tiến hành từ năm 1237 đến năm 1240. Cuộc chinh phục vào châu Âu đã chấm dứt bởi quá trình tìm vị thủ lĩnh mới kế nhiệm chức vị khả hãn Mông Cổ sau cái chết của Ögedei Khan. Tất cả các nhà lãnh đạo của Rus đều bị buộc phải tuân thủ chế độ Mông Cổ và trở thành một phần của Hãn quốc Kim Trướng, một số trong đó kéo dài đến năm 1480.

Cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ càng làm sự tan rã của Rus tăng nhanh. Năm 1223, các công tước ly khai phía Nam phải đối mặt với cuộc xâm lược của quân Mông Cổ tại sông Kalka và bị đánh tan.[48] Trong các năm 1237 - 1238, quân xâm lược còn đốt cháy thành phố Vladimir (4 tháng 2 năm 1238)[49] và các thành phố lớn khác phía đông bắc Nga, đánh tan tác quân Nga tại sông Sit,[50] và sau đó đi về hướng tây tới Ba LanHungary.[51] Tới khi ấy họ đã chinh phục hầu hết các thành phố Nga.[52] Chỉ có Cộng hoà Novgorod không bị chiếm đóng và tiếp tục phát triển trong quỹ đạo của Liên hiệp Hansa.[53]

Ảnh hưởng từ cuộc chinh phạt của Mông Cổ trên lãnh thổ nước Nga Kiev không đều. Nền văn hóa thành phố phát triển đã hầu như bị phá huỷ. Khi các trung tâm cổ hơn như Kiev và Vladimir không thể hồi phục sau sự tàn phá của cuộc tấn công đầu tiên,[45] các thành phố mới như Moskva,[54] Tver[55]Nizhny Novgorod[56] bắt đầu đua tranh quyền lãnh đạo bên trong nước Nga dưới sự chiếm đóng của quân xâm lược Mông Cổ. Dù liên quân các xứ Nga đã đánh tan tác quân Kim Trướng hãn quốc tại Kulikovo năm 1380,[57] sự thống trị của người Mông Cổ trên các lãnh thổ Nga, cùng với các yêu cầu cống vật từ các công tước Nga tiếp tục kéo dài tới tận năm 1480.[55]

Quan hệ Nga-Tatar

Aleksandr Yaroslavich Nevsky tại hãn quốc

Sau sự sụp đổ của Khazar trong thế kỷ 10, trung Volga bị thống trị bởi quốc gia thương mại Volga Bulgaria, di sản cuối cùng của Đại Bulgaria nằm ở Phanagoria. Ở thế kỷ 10 người Turk ở Volga Bulgaria chuyển theo Hồi giáo. Sau những cuộc xâm lược của Mông Cổ trong thập niên 1230, Volga Bulgaria bị Kim Trướng hãn quốc sáp nhập và cư dân ở đây phát triển thành người ChuvashTatar Kazan hiện đại.

Người Mông Cổ giữ Nga và Volga Bulgaria trong sự thống trị từ kinh đô phía tây của họ tại Sarai,[58] một trong những thành phố lớn nhất thời Trung Cổ. Các công quốc phía nam và phía đông nước Nga phải cống nộp cho người Mông Cổ thời Kim Trướng hãn quốc, thường được gọi là người Tatar;[58] nhưng đổi lại họ được cho phép hành động như các vị phó của các hãn. Nói chung, các công tước có được quyền tự do cai quản khá lớn theo ý mình,[58] Giáo hội Chính Thống giáo Nga thậm chí còn có một giai đoạn hồi phục thời đại giáo chủ AlekxySergii Radonezhsky.

Đối với Giáo hội Chính Thống giáo Nga và hầu hết các công tước, những kẻ Thập Tự Chinh cuồng tín ở phía Bắc dường như là một mối đe dọa lớn hơn cho nước Nga chứ không phải quân Mông Cổ. Ở giữa thế kỷ 13, Aleksandr Yaroslavich Nevsky, được bầu làm Công tước xứ Novgorod, trở thành một vị anh hùng của nhân dân Nga sau những thắng lợi lớn trước các Hiệp sĩ Teuton và quân xâm lược Thụy Điển.

Người Mông Cổ để lại ảnh hưởng tới người Nga trong các lĩnh vực như chiến thuật quân sự và vận tải. Dưới ách đô hộ của quân Mông Cổ, nước Nga cũng phát triển mạng lưới thư tín, hệ thống thuế, điều tra dân số, và tổ chức quân đội của mình. Những ảnh hưởng từ phương đông tiếp tục còn lại tới tận thế kỷ 17, khi nước Nga thực hiện nỗ lực thật sự đầu tiên nhằm Tây phương hóa đất nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nga http://www.allempires.com/article/index.php?q=The_... http://www.anneapplebaum.com/communism/2000/06_15_... http://www.bartleby.com/65/e-/E-Pozharsk.html http://www.bartleby.com/65/iv/Ivan3.html http://www.bookrags.com/biography/emelyan-ivanovic... http://www.britannica.com/eb/article-3598 http://www.britannica.com/eb/article-9057004/Oleg http://www.britannica.com/eb/article-9057487/Ortho... http://www.britannica.com/eb/article-9064445/Rurik http://www.britannica.com/eb/article-9073517